Giới thạo tin cho hay, Apple có thể cưỡng ép người dùng sử dụng cổng kết nối lightning (mà hiện vẫn đang dùng để sạc pin hay đồng bộ với các phụ kiện) khi muốn nghe nhạc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sắm một loại tai nghe mới đặc biệt.
![]() |
iPhone 7 được đồn là sẽ không còn jack cắm tai nghe 3.5mm tiêu chuẩn |
Lý do cho sự xóa sổ này là vì Apple muốn thiết kế iPhone 7 mỏng nhất có thể. Nếu duy trì jack tai nghe 3.5mm truyền thống, hãng sẽ không tài nào xoay xở được. Quả thực, công nghệ cổng tai nghe này cũng đã tồn tại chục năm nay và nó gây nhiều hạn chế cho các nhà thiết kế. Bao giờ thì các thiết kế mảnh mai cũng bắt mắt, sang trọng và sành điệu hơn so với những thiết kế dày cộp.
Vậy phải chăng đã đến lúc cần phải thay đổi? Câu trả lời là Hoàn toàn không, theo Business Insider.
Theo so sánh của trang này, việc khai tử cổng tai nghe 3.5mm trên iPhone sẽ chẳng khác gì đột ngột đóng cửa một xa lộ và chỉ cho phép vài người với phương tiện phù hợp đi qua. Chắc chắn, Apple sẽ cung cấp phụ kiện hỗ trợ, nhưng giá bán của chúng sẽ chẳng hề rẻ. Hoặc bạn phải mua tai nghe Lightning mới (model rẻ nhất hiện hành cũng có giá tới 160 USD), hoặc là sử dụng thiết bị adapter để chuyển đổi. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì chắc chắn, Apple cũng khiến bạn phải tốn thêm mớ tiền trong khi lý do không mấy rõ ràng và cấp bách.
Đấy là chưa kể về mặt thiết kế, adapter là một giải pháp vá víu rất không đẹp mắt. Chúng sẽ xen vào giữa trong khi tất cả những gì bạn cần trước đây chỉ là smartphone và tai nghe. Chúng còn dễ bị mất/thất lạc và buộc bạn phải nhớ mang theo mỗi khi đi đâu. Nếu chẳng may bạn bỏ quên thì coi như xui xẻo rồi, khỏi nghe nhạc nữa!
Còn trong trường hợp bạn mua hẳn tai nghe Lighting thì bạn vẫn phải cần tới adapter để có thể cắm nó vào máy tính hay TV để nghe nhạc. Nói tóm lại, bạn sẽ cần phải mua tới 2 adapter trong tương lai.
Vậy còn Bluetooth thì sao, bạn tự hỏi? Chắc chắn là có thể kết nối Bluetooth với tai nghe không dây được rồi, nhưng tai nghe Bluetooth thì chạy bằng pin. Bạn sẽ phải mang theo cáp sạc microUSB để tiếp pin cho chúng. Và nếu như pin hết giữa đường thì bạn cũng chẳng nghe được gì hết.
Chỉ khi nào công nghệ Lightning của Apple trở thành tiêu chuẩn toàn cầu mới trên mọi thiết bị nghe nhạc thông qua tai nghe, chừng đó thì mọi chuyện mới không trở nên quá tệ. Nhưng công nghệ này lại là độc quyền của riêng Apple. Táo khuyết sẽ không cho phép các đối thủ sử dụng mà khả năng cao là các đối thủ cũng không muốn ứng dụng nó.
Trên thực tế, cổng USB-C mới dễ trở thành chuẩn mực mới hơn vì nó không độc quyền. Bản thân Apple cũng có thể lựa chọn dùng USB-C nếu họ muốn. Apple từng dùng USB-C trước đây, nhưng tình cảnh khi ấy khác với bây giờ. Việc iPhone đổi từ cổng sạc lớn 30-rãnh sang cổng Lightning không gây phiền toái gì lớn, vì cáp Lightning đã được Apple đóng gói kèm với sản phẩm bán ra. Ai quan tâm nó là công nghệ gì đâu, miễn sao sạc được.
Nhưng với tai nghe, kể cả khi Apple đóng gói kèm tai nghe Lightning với iPhone mới thì nhiều người dùng vẫn sẽ bức xúc. Chúng ta luôn có những thương hiệu tai nghe yêu thích của riêng mình, những loại tai nghe hàng thửa với chất lượng âm thanh khác biệt, không phải hàng "đóng sẵn hàng loạt" như Apple EarPod. Cổng tai nghe 3.5mm cho phép họ nghe nhạc trên iPhone bằng bất cứ loại tai nghe đang lưu hành trên thị trường, nhưng cổng Lightning thì hiển nhiên là không.
Rõ ràng, nếu chỉ vì thiết kế mỏng hơn thì không đáng để Apple rũ bỏ cổng âm thanh hiện hành.
T.C
iPhone 7 rơi không vỡ nhờ hệ thống phản lực?" alt=""/>Apple mắc lỗi lớn nếu bỏ jack tai nghe trên iPhone 7Ông Fabrice Beauvois, thị trưởng Bressolles, một thị trấn với 800 dân ở phía đông bắc thành phố Lyon, Pháp, đã gửi một sắc lệnh tới nhà phát triển Pokemon Go - Niantic - yêu cầu phải rút game này khỏi khu vực ông quản lý.
Lí do cho sắc lệnh của thị trưởng Beauvois là, Niantic đã không xin phép trước khi thiết lập các cửa hàng trong bản đồ game tại thị trấn Bressolles. Ông Beauvois giải thích, khi một người muốn mở quán cà phê hay nhà hàng tại một thị trấn Pháp, họ bắt buộc phải hỏi xin phép thị trường của thị trấn đó trước tiên. Công ty Niantic cũng phải tuân thủ quy định này, ngay cả khi họ xây dựng cửa hàng trong không gian ảo của thị trấn.
Hãng thông tấn AP dẫn lời thị trưởng Beauvois nói thêm rằng, hành động của ông không xuất phát từ các vụ tai nạn liên quan đến người chơi Pokemon Go tại thị trấn. Ông chỉ muốn đảm bảo sự thanh bình, yên tĩnh cho khu vực hành chính thuộc quyền quản lý của mình.
Các tuyên bố của ông Beauvois ám chỉ một sự e ngại rằng, Pokemon Go đang mở rộng tầm ảnh hưởng theo cách "truyền nhiễm", khiến giới trẻ có thể bị "nghiện" và nhiệm vụ của ông là đảm bảo trật tự tại thị trấn của mình.
Niantic đã bắt đầu lưu tâm tới các yêu cầu loại bỏ các khu vực nhất định, từ Bảo tàng về nạn tàn sát người Do Thái thời Đức quốc xã ở Mỹ tới toàn bộ lãnh thổ Iran, khỏi bản độ game.
" alt=""/>Pháp: Thị trưởng đầu tiên cấm Pokemon Go“Cô bé Safia Atif đã cố gắng men theo bờ sông để chụp một bức hình selfie, sau đó vô tình trượt chân và ngã. Có rất nhiều khách du lịch khác chứng kiến sự việc”, một viên cảnh sát địa phương tên Arshad Khan cho biết.
Mẹ của Shafia, bà Shazia Atif sau đó nhảy xuống cứu con gái mình cũng bị dòng nước cuốn đi.
“Nhìn thấy vợ và con gái chết đuối, ông Atif Hussain nhảy vào để giải cứu nhưng cũng chịu chung số phận”, ông Khan nói.
Xác của Safia và mẹ đã được tìm thấy. Cảnh sát vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thi thể ông Atif.
![]() |
Rất nhiều trường hợp tai nạn liên quan đến chụp ảnh selfie xảy ra gần đây. Ảnh: Amuletforums. |
Khan cũng cho biết hai đứa con còn lại của cặp vợ chồng bác sĩ, một bé gái 9 tuổi và bé trai 6 tuổi, đang được họ trông nom và sẽ sớm bàn giao cho người thân.
Chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo mọi người không nên đến sát bờ sông.
"Mỗi năm có cả chục người chết đuối tại đây. Đây là một điểm du lịch, người dân thường đến đây để đi picnic. Hầu hết họ là người nơi khác đến và không biết độ sâu của dòng sông", một quan chức địa phương cho hay.
" alt=""/>Cố chụp ảnh selfie, 3 người thiệt mạng